Chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm, mưa phùn

Đảm bảo vệ sinh cơ thể

Thời tiết nồm ẩm sẽ tạo điều kiện cho các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, cúm... phát triển. Bạn phải luôn luôn giữ gìn sức khỏe cho bản thân, rửa tay trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn có cơ hội lây lan. Trẻ em cần phải tiêm phòng đầy đủ khi đến lịch tiêm. Hàng ngày, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để phát hiện những dấu hiệu bất thường như ho, sốt cao, quấy khóc, lười ăn... Người già cũng cần phải theo dõi sức khỏe. Những biểu hiện như chân tay mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ liên tục... cần đưa đến các cơ sở y tế để có những điều trị kịp thời.

Vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Một số gia đình có thói quen mở cửa sổ để nhà cửa thông thoáng trong những ngày nồm ẩm nhưng thực chất điều đó càng làm không khí ẩm tràn vào nhà nhiều hơn. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thay chăn ga để phòng tránh nấm mốc, ẩm ướt trú ngụ và phát triển, vì đây là căn nguyên chính gây nên các bệnh nguy hại cho sức khỏe. Trong nhà, các đồ điện tử dễ bị ẩm mốc nên để trên cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Để hạn chế không khí vào nhà, bạn nên đóng kín các cửa sổ. Thường xuyên lau nhà cửa bằng những loại vải dễ hút nước. Chăn màn cũng nên thay đổi đề phòng nấm mốc, ẩm ướt gây nhiều loại bệnh hay virus. Khi bị nồm, nhà cửa từ trần, tường nhà đến sàn nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc, các đồ nội thất đặc biệt là đồ làm từ gỗ mau chóng hư hỏng, không khí và việc sinh hoạt của gia đình trở nên bức bí. Cách tốt nhất, bạn nên hạn chế mở cửa, bật điều hòa và đừng bật quạt để giữ cho ngôi nhà được khô ráo hơn.

Tránh ra ngoài khi trời mưa phùn

Bạn có thể dễ dàng bị cảm lạnh hơn khi dính mưa. Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn. Vì vậy, bạn cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời bạn nhớ mặc áo mưa để không bị ướt. Với thời tiết xuân mưa phùn, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài.

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể là vô cùng quan trọng để cơ thể sẵn sàng chiến đấu với tác nhân gây bệnh khi trời nồm thông qua các phương thức: Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh. Bổ sung vitamin C từ nước cam, chanh… Ăn nhiều tỏi, gừng để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc.

Duy trì tập luyện thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày. Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mệt mỏi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vệ sinh mũi sạch sẽ, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để tránh mầm bệnh lưu lại trong cơ thể. Giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân, cổ, ngực. Hạn chế ra ngoài vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp. Không để cơ thể nhiễm lạnh khi làm việc ngoài trời, khi đi xe máy.

Trẻ em cần phải tiêm phòng đầy đủ khi đến lịch tiêm. Hàng ngày, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để phát hiện những dấu hiệu bất thường như ho, sốt cao, quấy khóc, lười ăn... Người già cũng cần phải theo dõi sức khỏe. Những biểu hiện như chân tay mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ liên tục,... cần đưa đến các cơ sở y tế để có những điều trị kịp thời.

Lưu ý dinh dưỡng

Để đảm bảo bữa ăn lành mạnh, bạn chỉ nên nấu vừa đủ mỗi bữa cho gia đình. Bởi thức ăn thừa sẽ khó bảo quản. Với thời tiết nồm ẩm, đồ ăn sẽ không ngon khi để thừa đến bữa sau, hơn nữa còn có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, chỉ nên nấu đủ ăn một bữa để đảm bảo bữa ăn ngon và tốt cho sức khỏe.

Thời tiết nồm ẩm khiến virus, vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Vì vậy, vào thời tiết nhạy cảm và khó chịu này, bạn nên hạn chế ăn đồ gỏi, đồ tái sống để đảm bảo an toàn cho đường ruột. Vào những ngày nồm ẩm, bạn nên hạn chế món ăn chiên ngập dầu hoặc đồ ăn cay.

Trong chế độ ăn, nên lưu ý tới lượng muối nạp vào cơ thể để phòng các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ. Hạn chế ăn mặn nghĩa là tránh đồ ăn chứa nhiều muối như dưa cà muối, lạc rang muối, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, phô mai mặn... Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, khoai tây luộc hoặc nướng, khoai lang, các loại hạt, sữa chua và một số thực phẩm tươi khác.