Nhà đầu tư bán tháo, giá vàng xuống dưới 60 triệu đồng/lượng

Giá vàng xuống dưới 60 triệu đồng/lượng

Trong đêm mồng 4 ết Giáp Thìn 2024, thị trường vàng trong nước vẫn “nghỉ Tết”, thị trường Mỹ hoạt động bình thường và giới đầu tư “nín thở” đón nhận một thông tin vô cùng quan trọng, hứa hẹn tác động tới thị trường tài chính toàn cầu. Đó là dữ liệu về Chỉ số giá tiêu dung (CPI) của Mỹ.

Thị trường vàng mở phiên khá bình thản khi duy trì được mức tăng nhẹ và đạt trên 2.026 USD/ounce. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi chóng mặt khi CPI chính thức được công bố.

Theo đó, CPI trong tháng 1 của Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo tăng 2,9%. CPI “cốt lõi” (không bao gồm lương thực và năng lượng) trong tháng 1 tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chỉ số chứng khoán Mỹ chứng kiến áp lực bán, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và chỉ số đô la Mỹ tăng điểm nhờ tin tức về CPI.

Trong đêm mồng 4 Tết Giáp Thìn 2024, tại thị trường Mỹ, nhà đầu tư ồ ạt bán tháo khiến giá vàng thế giới lao dốc, mất mốc 2.000 USD/ounce (tương ứng mức 60 triệu đồng/lượng của giá vàng SJC quy đổi). Ảnh minh họa

Các dữ liệu khác được công bố hôm nay bao gồm báo cáo doanh số bán lẻ Johnson Redbook hàng tuần, chỉ số lạc quan của doanh nghiệp nhỏ NFIB và thu nhập thực tế.

Thông tin CPI của Mỹ đã khiến giới đầu tư đua nhau bán tháo vàng và bạc khiến hai kim loại quý này rơi tự do và thủng ngưỡng quan trọng.

á vàng giao ngay có thời điểm giảm 28,3 USD/ounce, tương đương 1,4% xuống 1.991,2 USD/ounce. Kim loại này dễ dàng thủng mốc 2.000 USD/ounce. Đây được coi là ngưỡng hỗ trợ rất quan trọng của vàng.

Ở mức 1.991,2 USD/ounce của vàng thế giới, giá vàng quy đổi đạt khoảng 59,73 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng SJC lại lập kỷ lục về đắt so với vàng thế giới. Hiện tại, chênh lệch giữa hai thị trường tăng từ 18,5 triệu đồng/lượng đêm qua lên 19,14 triệu đồng/lượng.

Các thị trường quan trọng khác chứng kiến chỉ số đô la Mỹ tăng cao hơn. Giá dầu thô Nymex cao hơn và giao dịch quanh mức 77,75 USD/thùng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đang ở mức 4,287% - tăng cao so với mức được thấy ngay trước khi công bố báo cáo CPI.

Theo ứng dụng xác suất lãi suất của LSEG, hợp đồng tương lai quỹ liên bang vào thứ Ba đã định giá việc không cắt giảm lãi suất trong tháng 3 và có ít hơn 50% cơ hội nới lỏng trong tháng 5. Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện dự kiến sẽ diễn ra tại cuộc họp tháng 6, với xác suất khoảng 80%.

Áp lực cho ngày mở cửa thị trường năm Giáp Thìn 2024

Có thể thấy, giá vàng thế giới đã giảm rất sâu bởi thị trường kim loại quý trở nên kém hấp dẫn hơn khi CPI của nền kinh tế lớn nhất thế giới cao hơn dự kiến.

Đáng chú ý, “cột mốc” giá vàng thế giới “thủng” ngưỡng 2.000 USD/ounce xảy ra ngay trước thời điểm ngày mở cửa thị trường năm Giáp Thìn 2024 (mồng 6 Tết) đang đến rất gần.

Trước khi “nghỉ Tết”, giá vàng SJC được các “nhà vàng” niêm yết phổ biến ở mức 76,70 triệu đồng/lượng – 78,90 triệu đồng/lượng. Trong ngày mồng 3 Tết, một số cửa hàng nhỏ lẻ đã mở cửa với mức điều chỉnh giảm khoảng 200.000 đồng/lượng xuống dưới mốc 78 triệu đồng/lượng.

Chính vì vậy, đây là áp lực lớn cho thị trường vàng trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024.

Tuy nhiên, lại có một sự kiện có thể hỗ trợ thị trường vàng. Đó là ngày vía ần Tài (mồng 10 Tết Nguyên đán).

Ngày vía Thần Tài vô cùng quan trọng với giới doanh nhân, thương nhân. Đây không chỉ là ngày cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.

Trong ngày vía Thần Tài, người dân có xu hướng đi mua vàng để cầu may. Có người chỉ mua 1 chỉ nhưng có người sẵn sàng mua nhiều lượng. Trong khoảng 20 năm gần đây, thị trường vàng chứng kiến dòng người xếp hàng từ 4h sáng để mua vàng.

Đứng trước hai tác động trái chiều, rất khó dự báo về xu hướng của giá vàng SJC trong những ngày sắp tới.

Hoàng Tú