'Ông lớn' bán dẫn Nvidia giúp chứng khoán Mỹ phá kỷ lục 2 phiên liên tiếp

Cổ phiếu hãng chip Nvidia giúp chứng khoán Mỹ phá kỷ lục 2 phiên liên tiếp. Ảnh: AP

Theo , chốt phiên giao dịch ngày 18/6, chỉ số S&P 500 tăng 0,25% lên mức 5.487,03 điểm, còn Nasdaq Composite cộng 0,03% lên 17.862,23 điểm. Cả hai chỉ số này đều thiết lập mức đỉnh mới.

Chỉ số Dow Jones cũng tăng 56,76 điểm (tương đương 0,15%) lên 38.834,86 điểm.

Cổ phiếu Nvidia leo dốc 3,5% trong phiên, giúp “ông lớn” bán dẫn vượt qua Microsoft trở thành công ty đại chúng có giá trị lớn nhất ế giới với vốn hóa vượt ngưỡng 3 nghìn tỷ USD. Đầu tháng này, Nvidia cũng đã giành vị trí thứ hai từ hãng Apple.

Nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu Nvidia đã tăng 174%, trong bối cảnh sự hưng phấn của nhà đầu tư đối với trí tuệ nhân tạo (AI) không có dấu hiệu giảm nhiệt.

Các cổ phiếu chip khác cũng nối dài đà tăng gần đây, như Qualcomm và lần lượt cộng 2,2% và 1,4%, hay Micron nhảy vọt 3,8%.

“Các nhà đầu tư đang muốn tận dụng cơ hội từ đợt tăng giá này lâu nhất có thể với những cái tên như Nvidia và một số tên tuổi quen thuộc khác. Hiện tại, nhiều cổ phiếu nhỏ hơn cũng bắt đầu tăng. Tiền không hề rời thị trường, nhưng tôi có cảm giác là sẽ có thay đổi về những cổ phiếu giữ vai trò dẫn dắt thị trường trong quý này” - chuyên gia Ken Mahoney của công ty Mahoney Asset Management nhận định với đài CNBC.

Các cổ phiếu công nghệ nói chung còn hưởng lợi từ việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi báo cáo thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 5 yếu hơn dự báo.

Theo dữ liệu được công bố ngày 18/6, doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng 5, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 0,3% của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò. Dữ liệu này làm gia tăng hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc tới mức vừa đủ để ục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Giám đốc đầu tư Chris Zaccarelli của Independent Advisor Alliance cho biết: “Nếu người tiêu dùng không chi tiêu nhiều, đà khởi sắc gần đây của thị trường cổ phiếu sẽ chững lại. Vì vậy, các nhà đầu tư cần thấy chi số tiêu dùng tăng lên chứ không phải chậm lại”.

Sau báo cáo trên, thị trường đặt cược khả năng 67,7% Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9, tăng từ mức đặt cược 61,5% trong ngày 17/6, theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME.

Về phần mình, giới chức Fed tiếp tục giữ quan điểm thận trọng về lãi suất.

Trong một bài phát biểu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington hôm 18/6, Thống đốc Fed Adriana Kugler nói rằng lạm phát sẽ tiếp tục đi đúng hướng và cho phép Fed hạ lãi suất vào cuối năm nay.

“Tôi vẫn lạc quan thận trọng rằng lạm phát đang giảm, nhưng hiện vẫn còn quá cao so với mức mục tiêu của Fed. Tôi tin rằng vẫn còn nhiều việc phải làm” - bà Kugler nói.

Theo Thống đốc Kugler, nếu các điều kiện kinh tế tiến triển tích cực hơn, việc bắt đầu chính sách nới lỏng tiền tệ có thể sẽ trở nên phù hợp vào cuối năm nay nếu các điều kiện kinh tế tiến triển tích cực hơn.

Cùng ngày, Chủ tịch Fed tại Boston Susan Collins nhận định, dữ liệu lạm phát gần đây rất đáng khích lệ, song vẫn còn cách khá xa với mục tiêu 2% để Ngân hàng Trung ương Mỹ đảo chiều chính sách thắt chặt hiện tại.

“Thời điểm hiện nay vẫn còn quá sớm để xác định liệu lạm phát có chắc chắn quay lại mức mục tiêu 2% hay không. Chúng ta không nên phản ứng thái quá khi các báo cáo cho thấy dữ liệu lạm phát đã được cải thiện trong vòng 1 hoặc 2 tháng” - Chủ tịch Collins cho hay.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Fed khu vực Richmond Thomas Barkin, nói với hãng tin MNI rằng dữ liệu lạm phát “đang đi đúng hướng”, song “còn lâu mới đạt mức mục tiêu của Fed”.

Nguyễn Thu