Quân đội Anh đã rút được nhiều bài học quý từ thực chiến

Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Anh Patrick Sanders đã đưa ra tuyên bố quan trọng.

Cụ thể, cuộc chiến ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua vũ khí của London.

Vương quốc Anh là quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Âu và họ đang tích cực nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng vũ khí trong các cuộc xung đột hiện đại, không chỉ ở Ukraine mà còn cả Syria.

Đặc biệt, London rất chú ý đến hệ thống pháo binh.

Kinh nghiệm sử dụng pháo tự hành PzH 2000 của Đức đã cho thấy độ chính xác và tốc độ bắn cao của chúng.

Tuy nhiên trục trặc kỹ thuật đã xảy ra gần Bakhmut: một tổ hợp bốc cháy, một hệ thống khác hỏng thiết bị điện tử.

Các vấn đề tương tự cũng xảy ra với pháo tự hành Krab của Ba Lan: một trong những khẩu pháo được sử dụng quá nhiều đến nỗi nòng của nó bị "xé toạc".

Ông Sergei Baranov - người đứng đầu Tổng cục Tên lửa, Pháo binh và Hệ thống Không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine xác nhận rằng chưa đến 70% hệ thống pháo binh nước ngoài ở Ukraine hoạt động đồng thời.

Sự lựa chọn chính của Quân đội Ukraine vẫn là lựu pháo M777 do Anh/Mỹ sản xuất, bởi vì nó có ưu điểm lớn nhất là dễ sửa chữa hơn trên chiến trường.

Nhu cầu về các loại pháo phản lực tầm xa gia tăng trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine.

Trong bối cảnh sử dụng hệ thống tên lửa, HIMARS và M270S đáng được quan tâm. Chúng được đặc trưng bởi độ chính xác cao, tập trung hỏa lực và tầm bắn ấn tượng.

Trước nhu cầu về vũ khí nói trên, Tập đoàn Lockheed Martin đã ký hợp đồng trị giá 630 triệu USD để sản xuất thêm HIMARS cho Lục quân Hoa Kỳ và các đồng minh.

Ngoài ra, các nhà máy đang tăng cường sản xuất hệ thống chống tên lửa Patriot và có kế hoạch cung cấp 5 tổ hợp cho Ukraine vào cuối năm tới, với phần mềm cập nhật có khả năng chống lại tên lửa siêu thanh.

Các tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tầm xa như HIMARS có nhu cầu rất lớn.

Theo Avia-pro

Bạch Dương