Hai cuộc chiến đè nặng thế giới

Sự kiên nhẫn với đã cạn

Cho đến đầu năm 2022, thế giới phần lớn vẫn sống trong hòa bình. Giữa các quốc gia lúc bấy giờ vẫn có những cuộc giao tranh nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát. Căng thẳng chính trị, chủ nghĩa khủng bố gia tăng nhưng không có cuộc chiến nào liên quan đến các quốc gia sở hữu hạt nhân.

Tháng 2/2022, thế giới bất ngờ chứng kiến cuộc xung đột Ukraine bắt đầu với việc phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Nó trở thành đề tài được quan tâm nhất, thống trị các tiêu đề bài báo trong hầu hết năm 2022, cho đến khi xảy ra cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7/10/2023. Sự trả đũa của Israel đã đẩy cuộc xung đột Ukraine sang bên lề.

Sau gần 2 năm xung đột, sự mệt mỏi về tài chính đã bắt đầu xuất hiện đối với hầu hết những người ủng hộ Ukraine, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Kiev đang đẩy lùi được lực lượng Nga. Phương Tây được chỉ ra là nhân tố đã dừng đàm phán ngừng bắn, với hy vọng lôi kéo Nga vào một "Afghanistan thứ hai", nhưng thất bại.

Khi xung đột bắt đầu nổ ra, phương Tây tuyên bố đã áp đặt các lệnh trừng phạt "làm tê liệt" nền kinh tế Nga, đồng thời cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine. Những điều này không giúp ích gì nhiều trong việc ngăn chặn chiến tranh. Nền kinh tế Nga vẫn kiên cường, trong khi phần lớn Ukraine vẫn bị tàn phá bởi bom mìn và tên lửa.

Binh sĩ Israel tại một điểm giao tranh gần biên giới Dải Gaza, miền Nam Israel. Ảnh: AP

Cuộc phản công được quảng bá rầm rộ của Ukraine trong năm 2023 cuối cùng không mang lại kết quả gì. Thất bại của nó chỉ làm nổi bật sự chia rẽ giữa Tổng thống Zelensky và Tướng Valery Zaluzhny - tư lệnh quân đội Ukraine. Người đứng đầu quân đội thừa nhận rằng cuộc phản công không đạt được kết quả gì đáng kể, trong khi ông Zelensky không đồng ý. Điều này làm tăng thêm sự mệt mỏi về tài chính.

Năm 2024 được dự báo có thể chứng kiến một cuộc tấn công mới của Nga và rất có thể là các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Sự kiên nhẫn cạn kiệt đối với Ukraine được thể hiện rõ nhất ở Mỹ, khi Thượng viện nước này đã kiên quyết chặn nguồn tài trợ bổ sung của Washington cho Kiev.

Ở châu Âu, các quốc gia dường như cũng có quan điểm tương tự. Chính phủ mới của Ba Lan đã ngừng cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine; Hungary đã chặn khoản viện trợ 50 triệu euro của Liên minh châu Âu (EU) cho Kiev sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán EU - Ukraine; trong khi ở Romania, một đảng chính trị chống Ukraine đang giành được chỗ đứng. "Chúng tôi tin rằng chúng tôi không nên hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong khi bản thân còn chưa thể bảo vệ đất nước của mình" - Geert Wilders, lãnh đạo đảng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa kết thúc ở Hà Lan tuyên bố.

Tổng thống Zelensky đổ lỗi rằng cuộc chiến ở đang "lấy đi sự tập trung" khỏi cuộc xung đột đang diễn ra trên đất nước ông. Tin tức về Ukraine không còn được "ưa chuộng" nữa, trong khi các cuộc đàm phán hòa bình do các quốc gia Ả Rập chủ trì đang bị đình trệ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bóng gió về việc đàm phán với Mỹ, châu Âu và Ukraine để chấm dứt xung đột. Với các cuộc bầu cử diễn ra ở nhiều quốc gia lớn tham chiến hoặc ủng hộ các bên tham chiến vào năm 2024, bao gồm Nga, Ukraine và Mỹ, khả năng cuộc chiến kết thúc theo hướng có lợi cho Moscow là rất sáng sủa.

Gaza cũng khó thấy hòa bình

Dải Gaza, điểm nóng xung đột tưởng đã là "chuyện muôn thuở", một lần nữa thu hút sự chú ý của toàn cầu bởi cuộc tấn công tàn bạo của và đòn trả đũa bạo lực không kém từ Israel. Trong khi 1.200 người Israel đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu của Hamas vào ngày 7/10 và hơn 150 người bị bắt làm tù binh, thì hơn 20.000 người Palestine cũng đã chết trong cuộc tấn công đang diễn ra của Israel. Phần lớn Gaza đã bị phá hủy.

Phương Tây ban đầu ủng hộ trong nỗ lực tiêu diệt Hamas nhưng hiện đã bắt đầu chùn bước khi thương vong của dân thường ngày càng gia tăng. Những lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo, cũng như các hoạt động hạn chế để tránh thiệt hại dân thường, vẫn chưa cho thấy sức ảnh hưởng đáng kể. Lệnh ngừng bắn kéo dài 5 ngày dẫn đến việc trao đổi tù nhân và phong trào viện trợ đã kết thúc với việc cả hai đều đổ lỗi cho bên kia vi phạm.

Mới nhất, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua nghị quyết về việc "tăng tốc ngay lập tức việc cung cấp viện trợ cho người dân đói khát và tuyệt vọng ở Gaza", nhưng hoàn toàn không có lời kêu gọi đình chiến nào được đưa ra.

Các mục tiêu quân sự của Israel là phá hủy bộ máy chiến tranh của Hamas, tiêu diệt sự lãnh đạo của tổ chức này và phá hủy các đường hầm của lực lượng tại Gaza. Đáng nói, Israel đang tỏ ra sẵn sàng trả giá bởi thương vong của dân thường, trong khi việc loại bỏ hệ tư tưởng của Hamas tại Gaza được cho là rất khó.

Cả hai cuộc chiến ở Ukraine và Gaza đều có nhiều điểm tương đồng. Các quốc gia mạnh hơn - Nga và Israel - chỉ phải đối mặt với thiệt hại hạn chế trên lãnh thổ của họ, trong khi đối thủ yếu hơn - Gaza và Ukraine - đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đòi hỏi nguồn tài trợ toàn cầu để tái thiết.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc được đánh giá là không hiệu quả trong việc ngăn chặn cả hai cuộc xung đột, chủ yếu là do quyền phủ quyết của các thành viên thường trực. Hầu hết những lời kêu gọi hòa bình đều bị các bên liên quan phớt lờ, trong khi nạn nhân bị ảnh hưởng chính là người dân ở các quốc gia yếu hơn như Ukraine và Gaza.

Những người hưởng lợi chính từ những cuộc xung đột này là các ngành công nghiệp vũ khí đang chứng kiến bước nhảy vọt về lợi nhuận. Trong khi đó, hàng nghìn thường dân đã thiệt mạng, những người vô tội sống sót thì tiếp tục khổ sở do cơ sở hạ tầng bị hư hại và thiếu cơ sở y tế, đặc biệt là giữa mùa Đông khắc nghiệt. Ở Gaza, hầu hết người chết là phụ nữ và trẻ em, khi một báo cáo từ truyền thông đã chỉ ra rằng 10.000 dân thường, trong đó có 600 trẻ em đã bỏ mạng ở Ukraine.

Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến, chủ yếu là do Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, trong khi Dải Gaza do tổ chức khủng bố Hamas kiểm soát. Những người tị nạn từ Ukraine đã được hầu hết các nước ở châu Âu chấp nhận, trong khi không có quốc gia nào sẵn sàng đón người Palestine ở Gaza. Việc nhập cảnh vào Ai Cập từ Gaza và Jordan từ Bờ Tây đã bị chặn.

Trong khi Ukraine được châu Âu và Mỹ hỗ trợ thì Gaza lại được các nhóm khủng bố Tây Á khác hậu thuẫn, truyền tải thông điệp rằng những kẻ khủng bố trên thế giới đang sát cánh cùng nhau. Trong khi chiến tranh Ukraine là kết quả của việc Kiev có ý định gia nhập NATO, để trở thành một khối chống Nga, thì cuộc tấn công của Hamas hồi tháng 10 là do sự kiểm soát ngột ngạt của Israel đối với Gaza.

Tựu trung, trừ khi có nhận thức toàn cầu và áp lực đối với các bên tham chiến, những cuộc chiến này được cho sẽ còn tiếp tục kéo dài sang năm 2024, chỉ càng làm tăng thêm thiệt hại về nhân mạng và phá hủy cơ sở hạ tầng hơn nữa.

Nam Trung