Nhân tổng kết diễn đàn 'Quảng Trị làm gì để phát triển nhanh và bền vững': Những ý kiến trách nhiệm và tâm huyết

Qua đó, tạo hiệu ứng cho một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, hiến kế cho tỉnh trong hoạch định chính sách dài hạn, phấn đấu để ảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển trung bình cao vào năm 2025; vào nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

Đến nay, Báo Quảng Trị đã đăng trên 60 bài viết, bài trả lời phỏng vấn của các tác giả là lãnh đạo Bộ Văn hoáThể thao và Du lịch, ộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước, lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh, các nhà báo và cộng tác viên báo Quảng Trị. Dưới đây, tòa soạn trích đăng một số ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm và tâm huyết.

Một góc thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa - Ảnh: NGUYỄN XUÂN TƯ

NGUYỄN VĂN HÙNG, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, ể thao và Du lịch:

Nhân dân Quảng Trị luôn tự hào với quá khứ bao đời gắn bó bên nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, viết nên những thiên anh hùng ca bất tử.

Từ thuở “khai sơn phá thạch” cho đến khi hình thành làng, xã, phố, phường, con người Quảng Trị luôn trau đức, rèn tài: “Trai trọng đức dũng cảm tài lương, gái quý nét đoan trang cần kiệm”, đã bền bỉ, kiên cường vật lộn với những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, anh hùng bất khuất đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giành và giữ quyền độc lập, tự do, cơm no áo ấm cho dân tộc, hun đúc nên những đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, chất phác, lạc quan trong cuộc sống, tự tin và dũng cảm trước kẻ thù để cùng nhau xây dựng và đưa Quảng Trị ngày càng phát triển bền vững.

50 năm sau ngày Quảng Trị được giải phóng có thể thấy tất cả những nỗ lực, những thành tựu trong phát triển văn hóa và con người đã, đang và sẽ làm cho Quảng Trị ngày càng đổi sắc thay da, tạo niềm tin vững chắc hơn của Nhân dân với Đảng.

Đồng thời, tất cả những nỗ lực và thành tựu đó đang từng bước tạo nên bức tranh sống động mang đậm dấu ấn về một vùng đất có bề dày lịch sử, anh hùng trong chiến đấu, năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên phát triển, hội nhập theo hướng bền vững.

NGUYỄN CHÍ DŨNG, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tiếp tục giữ vững “ngọn lửa” đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng thời, sẽ cùng các bộ, ngành hỗ trợ, phối hợp với Quảng Trị để xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cũng như tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu đối tác phù hợp đầu tư vào tỉnh.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 30 năm lập lại tỉnh Quảng Trị 1/7(1989 - 2019) - Ảnh: Đ.T

Với bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng vẻ vang cùng với tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển, năng động, sáng tạo và quyết tâm cao, chúng ta luôn tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục chủ động nắm bắt, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy thế mạnh để chuyển mình và phát triển, xứng đáng với những hy sinh xương máu trước đây của các thế hệ chiến sĩ, Nhân dân “đất thép kiên cường”.

TS. TRẦN DU LỊCH, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Hiện “nắng và gió” đang trở thành nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển năng lượng tái tạo và đây chính là lợi thế khác biệt của Quảng Trị so với nhiều địa phương khác. Trong quy hoạch đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch quốc gia, khai thác lợi thế về tiềm năng khí không chỉ là hướng đi đúng cho định hướng phát triển của Quảng Trị mà còn phải là chiến lược năng lượng của quốc gia. Tuy nhiên, điều kiện để biến tiềm năng trở thành hiện thực phải bao gồm 2 chính sách:

Về mặt quốc gia, phải có sự chuyển hướng chiến lược về năng lượng: Từ nhiệt điện sang năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, nâng cao tỉ trọng điện gió và điện mặt trời trong cơ cấu điện quốc gia. Lộ trình đoạn tuyệt với điện than cần được rút ngắn.

Về mặt chính sách, cần xem các điều kiện tự nhiên và gió ở một số địa bàn tỉnh Quảng Trị là tài nguyên năng lượng tái tạo nên cần công khai, minh bạch đấu thầu cạnh tranh để thu hút đầu tư nhằm kích thích sự ứng dụng công nghệ mới và giảm giá thành sản phẩm.

PGS,TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN, Viện Kinh tế Việt Nam:

Đường lối đổi mới đã được Đảng và Nhà nước xác định. Sự khôn ngoan của Quảng Trị là ở chiến lược hành động và chiến thuật thực thi. Điều này thể hiện qua nỗ lực “đi sau - vượt trước”, theo nguyên lý “đi xe miễn phí”. Quảng Trị nghèo, không thể giải quyết vấn đề phát triển của mình bằng nguồn “nội lực - tỉnh” là chính, nhất là trong giai đoạn đầu.

Ngày hội Thống nhất non sông tổ chức tại Cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải - Ảnh: Đ.T

Định hướng cơ cấu ngành của Quảng Trị cho thấy cách lựa chọn “nương” vào xu thế thời đại - công nghệ cao và mở cửa - hội nhập quốc tế - để tiến lên. Theo cách này, Quảng Trị định hình triển vọng “đáng tin cậy” của mình, nhờ đó, dễ dàng mời gọi những doanh nghiệp có tư tưởng đổi mới và tiên phong phát triển (như Công ty Surbana Jurong, Tập đoàn T&T).

Cách làm này tạo cộng hưởng sức mạnh của nguyên lý “đi xe miễn phí” trong kinh tế học với chiến thuật “đánh mượn sức” của võ học phương Đông, giúp giải quyết hiệu quả “bài toán” phát triển của một địa phương vốn rất nghèo, do đó, khó phát triển trong điều kiện ngày nay.

TS. NGUYỄN QUỐC TRƯỜNG, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Việc nghiên cứu xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao BảoDensavan là nhiệm vụ rất mới, rất khó, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Quảng Trị, tỉnh Savannakhet, các bộ, ngành và Chính phủ hai bên.

Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trong bối cảnh mới hiện nay và nếu thực hiện thành công, sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy kết nối và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước Việt NamLào; đồng thời là một tiền lệ đóng góp thiết thực cho việc hình thành mô hình khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới của khu vực và ế giới.

TS. VÕ DUY CHẤT, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị:

Đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Quảng Trị chú trọng xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được sắp xếp lại trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm huyện đảo Cồn Cỏ -Ảnh: Đ.T

Để làm được điều đó, tỉnh Quảng Trị cần xem đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển và tái tạo không giới hạn so với các nguồn tài nguyên khác; cần đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cần có thêm nhiều quyết sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị:

Về nguồn lực xã hội, trong lĩnh vực này có các vấn đề đang đặt ra là ta chưa “giữ chân” được nguồn lực lao động có chất lượng của địa phương cũng như thu hút nhân tài từ bên ngoài về. Chúng ta đã có chính sách nhưng đối tượng được thụ hưởng chính sách thu hút chỉ là một phần rất nhỏ. Điều quan trọng để “giữ chân” được nhân tài, lao động chất lượng cao là phải tạo được việc làm và môi trường làm việc tương xứng với trình độ tay nghề của họ.

Bên cạnh đó, dân số cũng là vấn đề khiến tôi rất trăn trở. Tổng dân số toàn tỉnh chỉ trên 620.000 người, mật độ dân số khoảng 117 người/km2 , chưa đáp ứng cho quá trình phát triển (trong khi mật độ dân số của cả nước là 290 người/km2 ).

Do vậy, ngoài chính sách dân số của tỉnh, để tăng tổng dân số, cần có chính sách thu hút dân cư có chất lượng ở các địa phương khác về Quảng Trị. Dân số đông, có chất lượng là nguồn lực quan trọng trong khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, làm cho đời sống kinh tế, xã hội sôi động hơn. Đi đôi với vấn đề trên, cần nâng cao mức sống và chất lượng dân cư vùng miền núi để khai thác hiệu quả về tài nguyên, đất đai.

NGUYỄN ĐỨC CHÍNH, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị:

Để khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, sớm trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung, theo tôi, Quảng Trị cần phải có các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất là phải chủ động cập nhật các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời và những đề xuất, kiến nghị của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII để làm cơ sở pháp lý và hành lang tổ chức thực hiện các dự án năng lượng đã quy hoạch.

Một khi đã cập nhật đầy đủ, tức là đã có tính pháp lý thì rất thuận lợi để kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, trong Quy hoạch điện VIII cũng cần phải đưa thêm những dự án truyền tải để tạo ra sự đồng bộ, liên hoàn trong các dự án nguồn và truyền tải, kết nối và tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư.

Thứ hai, để thực hiện được các dự án năng lượng, về phía chính quyền địa phương phải làm tốt khâu chuẩn bị đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi họ có dự án triển khai trên địa bàn.

Thứ ba là phải tăng cường kết nối, xúc tiến, quảng bá đầu tư để thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực. Bởi vì đầu tư điện mặt trời, điện gió và điện khí thì suất đầu tư rất lớn nên cần doanh nghiệp có tài chính mạnh, đủ năng lực chuyên môn. Bởi nếu nhà đầu tư không đủ mạnh sẽ xảy ra tình trạng chậm trễ, hoặc có thể mua bán, sang nhượng dự án thì sẽ không mang lại hiệu quả trong việc thu hút đầu tư.

VÕ VĂN HƯNG, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị:

Trong tương lai, khi hình thành cảng nước sâu Mỹ Thủy với quy mô đón nhận tàu có tải trọng lớn lên tới 100.000 tấn và hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, như tuyến đường sắt xuyên Á kết nối Mỹ Thủy với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; Quốc lộ 15D kết nối với Cửa khẩu quốc tế La Lay và trục đường bộ cao tốc Bắc-Nam...thì việc rút ngắn được quãng đường vận tải trên biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ giúp cảng Mỹ Thủy trở thành một đầu mối giao thông quan trọng, đáp ứng không chỉ nhu cầu của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị mà còn có tiềm năng vươn tầm quốc tế để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa liên vùng và hàng hóa quá cảnh sang các nước trong khu vực như Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar.

Do đó, cần nghiên cứu kêu gọi đầu tư khu dịch vụ hậu cần logistics tại khu vực cảng Mỹ Thủy. Để phát huy tối đa lợi thế của một tỉnh giáp biển, cần tăng cường năng lực vận tải bằng đường thủy đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ngày càng cao trong tương lai. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một số vị trí cảng biển tiềm năng như Vịnh Mốc, Triệu Lăng... để kịp thời kiến nghị bổ sung vào quy hoạch cảng biển khi đủ điều kiện.

ĐÀO MẠNH HÙNG, UVTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị:

MTTQ Việt Nam tỉnh với phương châm “Lấy sức dân chăm lo cuộc sống của người dân” để vận động, động viên Nhân dân tự giác thực hiện phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững; giữ vững QP-AN; xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, sức khỏe; xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp; phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; góp phần xây dựng từng gia đình, từng khu dân cư có cuộc sống an toàn, ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Trong đó, nội hàm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân góp phần phát triển KT-XH gắn kết hữu cơ với giữ vững QP-AN là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, thường xuyên; khẳng định giá trị cốt lõi của MTTQ Việt Nam đó là: Luôn tiêu biểu cho truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; dựa vào dân để khơi dậy khát vọng phát triển quê hương Quảng Trị mến yêu.

TRƯƠNG CHÍ TRUNG, TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị:

Sau một thời gian dài nỗ lực, Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023.

Với trách nhiệm của mình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh với các nội dung sau:

Đầu tiên là xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh; trong đó sẽ cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Quy hoạch tỉnh gắn với tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù về phát triển tỉnh Quảng Trị cũng như các địa bàn, lĩnh vực có tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện hệ thống quy hoạch đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch cấp dưới đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành để tích hợp các nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh vào các quy hoạch vùng và quy hoạch ngành liên quan.

Cùng với đó, rà soát hoàn thiện các chương trình, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư. Tập trung huy động các nguồn lực để triển khai các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu, có sức lan tỏa lớn đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để tạo tiền đề thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.

Tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư công để hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhằm phát huy vai trò “vốn mồi” của đầu tư công để dẫn dắt, thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng có ý nghĩa động lực trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư. Tích cực, chủ động mời gọi và hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án; kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, vướng mắc cho doanh nghiệp. Chủ động chuẩn bị về hạ tầng, quỹ đất sạch để đón đầu các làn sóng đầu tư mới.

Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh gắn với cải cách hành chính, chuyển đổi số, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tích cực đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với thế mạnh và định hướng phát triển của tỉnh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm khơi dậy động lực, khát vọng phát triển, cống hiến của con người Quảng Trị. Từ đó, tạo sự thống nhất về ý chí và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

TS. nhà thơ NGUYỄN VĂN DÙNG, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị:

Kiến nghị đề xuất với lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, có chủ trương kịp thời và hiệu quả cho phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật (VHNT) về mọi mặt, theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong tình hình mới” và các chủ trương được kết luận tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc họp ngày 21/11/2021.

Tập trung xây dựng và sớm triển khai Quy chế chi tiêu hỗ trợ sáng tạo tác phẩm VHNT, công trình VHNT giai đoạn 2021- 2025. Vừa duy trì tổ chức các hoạt động có tính chất phong trào thu hút đông đảo hội viên tham gia sáng tác tác phẩm VHNT phục vụ các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước, vừa đầu tư chiều sâu có trọng điểm cho một số văn nghệ sĩ có khả năng sáng tạo tác phẩm có tầm cỡ với nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao phục vụ sự nghiệp phát triển và đổi mới của quê hương, đất nước. Trong đó quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các lĩnh vực nghệ thuật và lý luận, phê bình VHNT hiện còn hạn chế.

TS. LÊ THỊ HƯƠNG, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Để đạt được mục tiêu này, yếu tố quyết định là xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, làm cho mọi công dân được phát triển toàn diện, kết tinh được các giá trị văn hóa truyền thống quý báu, có đạo đức trong sáng, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, được đào tạo, trang bị tri thức, kỹ năng sống, năng lực lao động sáng tạo, tư duy đổi mới, phát huy được tối đa trí tuệ, tài năng, khát vọng phát triển trong cuộc sống và lao động sáng tạo.

HỒ THỊ LỆ HÀ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị:

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm phát triển nhanh và bền vững tỉnh Quảng Trị, nhiệm vụ công tác dân tộc của tỉnh trong thời gian tới là tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 15/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Trong đó, chú trọng thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Dân vận khéo” ở từng cộng đồng thôn, bản cụ thể. Phát huy cao nhất nguồn lực nội sinh đảm bảo tính hiệu quả, bền vững trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

ĐỖ VĂN BÌNH, TUV, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ:

Với định hướng xây dựng Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao gắn với cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, giai đoạn 2021-2025, Ban chỉ đạo huyện đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu huyện Cam Lộ phát triển toàn diện và bền vững gắn với đô thị hóa, hạ tầng KT-XH đồng bộ và kết nối, kinh tế nông nghiệp phát triển từng bước hiện đại, các giá trị văn hóa - lịch sử được bảo tồn và phát huy trở thành động lực phát triển KT-XH của huyện.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, gắn với xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Giá trị hàng hóa được sản xuất tiêu thụ có thương hiệu, nhãn mác, sản phẩm OCOP, sản phẩm tinh, bao bì, đóng gói đẹp, với hàm lượng khoa học cao, chất lượng tốt, sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng, có thị trường, nguồn tiêu thụ ngày càng lớn hơn, nhất là sản phẩm dược liệu.

NGUYỄN TĂNG, TUV, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa:

Xúc tiến Đề án xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sẽ tạo “cú hích” bứt phá và năng động trở lại cho Khu kinh tế - thương mại Lao Bảo. Triển khai xúc tiến đề án dịch vụ logistics - hàng hóa quá cảnh qua đường 9 từ các vùng kinh tế trọng điểm trong nước, từ Biển Đông vào các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Myanma...

Huyện đang kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch như: Điểm du lịch cộng đồng tại suối Tà Đủ (Tân Hợp); khu du lịch sinh thái tại đèo Sa Mù, thác Chênh Vênh (Hướng Phùng), thác Tà Puồng (Hướng Việt), cánh đồng điện gió; du lịch khám phá hang động Brai (Hướng Lập), hang động Kulum (Hướng Việt); khu phức hợp nghỉ dưỡng tại thị trấn Khe Sanh với quyết tâm phát triển du lịch ở Hướng Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

VĂN NGỌC LÃM, TUV, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Quảng Trị

Để thị xã Quảng Trị trở thành điểm đến, không gian “Vì Hòa bình”, góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Quảng Trị, xin đề xuất một số giải pháp trọng tâm sau:

Trước hết, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch. Cùng với đó là khai thác, phát huy lợi thế tài nguyên du lịch của thị xã, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác, phát triển du lịch.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành. Ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

Nên chọn thị xã Quảng Trị là trung tâm của tỉnh để tổ chức các sự kiện về hòa bình, nơi lan tỏa thông điệp “Vì Hòa bình”. Mặt khác, phát triển du lịch gắn với việc xây dựng thị xã Quảng Trị trở thành không gian văn hóa “Vì Hòa bình” là ý tưởng sáng tạo, mới mẻ. Hiện thực hóa những nội dung này đòi hỏi phải có thời gian, tâm huyết, sự chung tay của toàn xã hội; đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các bộ, ngành và sự hướng dẫn giúp đỡ của các sở, ngành cấp tỉnh.

Cần phải được nghiên cứu đầy đủ trên cả phương diện khoa học và thực tiễn, với giải pháp thiết thực, khả thi. Thực hiện những nội dung trên sẽ góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa lịch sử, tạo dựng hình ảnh địa phương và nâng tầm giá trị, hiệu quả của lễ hội mang thông điệp “Vì Hòa bình” tại Quảng Trị.

BTV (tổng hợp)