Sự vô cảm của người nổi tiếng trên MXH bộc lộ qua trận lũ lụt lịch sử của Trung Quốc

Ảnh: Sina

Cách đây vài ngày, khi thảm họa mưa lũ nghiêm trọng nhất ở tỉnh Hà Nam xảy ra, những người nổi tiếng trên mạng chỉ vì kiếm được những video nhiều lượt xem trên các nền tảng xã hội không ngần ngại làm ra nhiều hành động điên cuồng, bất chấp tính mạng người người khác.

Mặc dù nước ở Hà Nam đã rút nhưng tình trạng nước ngập ở nhiều nơi vẫn còn nghiêm trọng. Độ sâu của nước ở nhiều nơi đã lên tới 2 mét. Các đội cứu hộ vẫn đang căng thẳng và khẩn trương đi cứu người gặp nạn.

Tuy nhiên, gần đây, một đội cứu hộ đã phát hiện ra một trong những chiếc xuồng cứu hộ của họ đã bị đánh cắp. Không thể tiến hành cứu hộ, họ chỉ có thể tìm xuồng khắp nơi.

Khoảng 4 giờ sau, chiếc xuồng cứu sinh đã được tìm lại nhưng bị hư hỏng nghiêm trọng.

Nhóm người trộm xuồng của đội cứu hộ.

Đáng cười là 4 người lấy trộm xuồng cứu sinh lại nói rằng mình thuộc đội cứu hộ và dùng xuồng để đi cứu người. Thực ra họ đánh cắp xuồng cứu sinh là để thực hiện livestream trực tiếp kiếm view.

Theo các đội trưởng đội cứu hộ, tại khu vực cứu trợ thiên tai, những người này không phải là những người duy nhất tranh nhau livestream trực tiếp như thế này.

Có người tới nơi cứu trợ thiên tai, ngồi trên thuyền cứu hộ phát sóng trực tiếp nói: "Mọi người hãy nhìn đi, đây là địa điểm cứu hộ ở Hà Nam, nước sâu quá trời đất". Và đằng sau đó là nước ngập gần hết nóc xe.

Ảnh: Sina

Một số người đã đẩy một chiếc xuồng cứu sinh chứa nhiều người xuống dưới nước.

Nhưng nước chỉ ngập đầu gối, họ không phải người già, trẻ con hay người gặp nạn, và có ba máy quay xung quanh người này. Đây là sự cứu trợ thiên tai hay sự giả tạo trơ trẽn?

Ảnh: Sina

Những người này không quan tâm đến sinh mạng con người, thứ họ quan tâm chính là danh vọng.

Những người nổi tiếng trên mạng ăn cắp xuồng cứu sinh để làm đạo cụ không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thiết bị cứu hộ mà còn làm trì hoãn thời gian cứu hộ quý giá.

Dòng người này đắm chìm trong bi kịch giả tạo, chiếm được sự thương cảm của mọi người dành cho những người bị mắc kẹt thực sự, và khoác lên mình chiếc mặt nạ đạo đức giả dối nhất.

Chiến tuyến chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai cần những người thực sự đứng lên vì lợi ích cộng đồng, chứ không phải những người nổi tiếng trên Internet háo hức trục lợi.

Những video dàn dựng của những người nổi tiếng trên mạng.

Shen Wei, hay còn được biết đến là "người lang thang uyên bác Thượng Hải" là một người đàn ông vô gia cư kiếm sống bằng nghề nhặt rác, rất thích đọc sách và nói chuyện về các vấn đề thời sự và lịch sử với người qua đường.

Trước ống kính của những người lạ, anh ấy có thể kể những câu chuyện lịch sử sâu sắc, tác phẩm văn học uyên thâm. Kể từ đó, có hàng trăm người chụp ảnh và livestream trực tiếp anh mỗi ngày. Nhưng sự bao vây của người đến livestream trực tiếp làm xáo trộn cuộc sống bình thường của Shen, buộc anh phải rời khỏi nơi tạm trú ban đầu và trốn khỏi đám đông.

Ảnh: Sohu

Cụ bà 96 tuổi bán bánh xèo đêm muộn suốt 30 năm, khi đối diện với máy quay của khách hàng, cụ bà nói: "Người già rồi những vẫn nên có giá trị". Những lời nói và việc làm của bà cụ khiến hàng triệu cư dân mạng cảm động.

Thế nhưng sau đó, cụ bà luôn bị vây quanh bởi những người nổi tiếng trên Internet. Nhóm người này dùng điện thoại di động vây quanh quầy hàng, ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của cụ.

Ảnh: Sina

Có thể thấy, chỉ cần nơi nào có điểm nóng, sẽ có người tìm mọi cách đến và khai thác tư liệu.

Đối với người làm video trên mạng, lưu lượng truy cập chính là tiền tài và các điểm nóng luôn được mọi người quan tâm nhất vào thời điểm đó. Chỉ cần bạn đi theo các điểm nóng, lượng view sẽ không quá tệ.

Tất nhiên, không có gì sai khi theo đuổi những điểm nóng và hy vọng rằng tác phẩm của mình sẽ được nhiều người nhìn thấy hơn.

Nhưng việc theo đuổi các điểm nóng bất chấp giá trị đạo đức thực sự không phải việc nên làm!

Đối với những người làm trong lĩnh vực truyền thông, khi đối mặt với những điểm nóng lớn, mọi người sẽ tập trung lại để tổ chức một cuộc họp, hy vọng sẽ thảo luận về một góc độ có giá trị cho mọi người và viết nên một điều gì đó khác biệt.

Phần lớn những người làm truyền thông có tâm lý muốn sản xuất nội dung chất lượng cao, họ đọc tin tức và tìm hiểu vấn đề mỗi ngày.

Không có gì sai trái khi phát sóng trực tiếp và theo đuổi các điểm nóng. Nhưng sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau.

Ai đó nhìn thấy điểm nóng, chọn nắm bắt cơ hội, kiểm tra thông tin, tìm thêm góc độ, sử dụng lượng truy cập nóng để trò chuyện về một số điều thú vị và hữu ích, không chỉ thu hút người hâm mộ cho mình mà còn cung cấp thông tin có giá trị cho mọi người.

Một số người cũng nắm bắt các điểm nóng, nhưng họ làm mọi cách để trục lợi từ bất hạnh của người khác, từ bỏ điểm mấu chốt của việc tôn trọng sự thật, đổi lấy hàng ngàn lưu lượng truy cập (view) và danh tiếng.

Cứu trợ thiên tai nơi sự sống đang bị đe dọa không phải là nơi biểu diễn cho những người nổi tiếng trên Internet. Lợi dụng tình huống thiên tai để kiếm lưu lượng truy cập không phù hợp với giá trị đạo đức và không nằm trong vòng dung thứ của pháp luật.

Theo Sina

Thanh Hà