Vì đâu chứng khoán Nhật Bản 'mất đà'?

Bảng điện tử hiện thị chỉ số chứng khoán Nikkei-225 trong một phiên giao dịch tại Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Sự phục hồi kỷ lục của thị trường chứng khoán ật Bản hồi đầu năm nay đã trở thành một ký ức xa vời.

Giờ đây, các nhà đầu tư nước ngoài đang đua nhau bán tháo cổ phiếu giữa bối cảnh nền kinh tế Xứ hoa anh đào liên tục ở trong trạng thái đình trệ.

và abrdn là hai trong số các ngân hàng tỏ ra bi quan hơn đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản. Nguyên nhân là do các yếu tố như triển vọng cải cách quản trị doanh nghiệp và chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) còn chưa chắc chắn.

Một cuộc khảo sát đối với các nhà quản lý quỹ của of America cho thấy khoảng 1/3 số người được hỏi tin rằng thị trường đã đạt đỉnh. Theo dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã giúp đẩy chứng khoán Nhật Bản lên mức cao kỷ lục chỉ vài tháng trước và đánh bại các nhà đầu tư nước ngoài, đã bán ròng tuần thứ tư liên tiếp tính đến ngày 14/6 vừa qua. Đó là chuỗi dài nhất kể từ tháng Chín tới.

Chỉ số blue-chip Nikkei 225 của Nhật Bản đã chững lại kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 22/3. Chỉ số này đã giảm 5,6% kể từ đó, so với mức tăng 1% trong cùng kỳ của Chỉ số MSCI AC khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mức tăng 4,4% của chỉ số &P 500 trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Chuyên gia Hebe Chen, nhà phân tích tại IG Markets Ltd, cho biết: “Sự lạc quan ban đầu đối với chứng khoán Nhật Bản trong năm nay rõ ràng đang gặp một ‘cơn gió ngược.’ Các nhà đầu tư phải đối mặt với câu hỏi nhức nhối về việc liệu các động lực thúc đẩy chứng khoán Nhật Bản có bền vững hay không.”

Xu hướng bán ròng

Những yếu tố hỗ trợ chứng khoán Nhật Bản trước đó giờ lại đang kéo thị trường đi xuống. Theo dữ liệu của TSE, các nhà đầu tư nước ngoài, từng đổ xô vào Nhật Bản do bị thu hút bởi nỗ lực chưa từng có nhằm làm hài lòng các cổ đông, hiện đang thực hiện bán tháo lượng cổ phiếu lên đến 250 tỷ yen (khoảng 1,6 tỷ USD) trong tuần kết thúc vào ngày 14/6 vừa qua.

Theo các nhà phân tích của Citigroup, chứng khoán Nhật Bản đang phải đối mặt với “rủi ro điều chỉnh nghiêm trọng” và có thể phải cần thêm thời gian trước khi các yếu tố tích cực xuất hiện.

Đồng yen yếu

Các nhà đầu tư đang cảnh giác trước sự trượt dốc không ngừng của đồng yen. Trước đây, họ coi xu hướng đồng nội tệ yếu như một lợi ích đối với các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm gần đây của đồng yen đã khiến người ta buộc phải tập trung vào việc nó có thể gây hại cho nền kinh tế Nhật Bản như thế nào, bao gồm cả việc thúc đẩy áp lực lạm phát.

Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 21/6 vừa qua, đồng yen được giao dịch ở mức 160 yen đổi 1 USD, một thấp nhất kể từ tháng Tư năm nay, khiến các quan chức về tiền tệ của Nhật Bản phải cảnh báo về biến động ngoại hối quá mức.

Tuy nhiên, bất chấp sự sụt giảm gần đây của thị trường chứng khoán, một số chiến lược gia bao gồm và Morgan Stanley vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn của Nhật Bản, trích dẫn những thay đổi về cơ cấu bao gồm cải cách doanh nghiệp, đầu tư trong nước và tăng trưởng tiền lương.

Triển vọng chính sách không rõ ràng của BoJ

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu BoJ có thực hiện đợt tăng lãi suất lần thứ hai vào tháng Bảy tới hay không, sau khi ngân hàng này đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tháng Ba vừa qua.

Chỉ số Topix - chỉ số đo đo lường giá cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo - của các ngân hàng đã tăng 30% trong năm nay, gấp đôi mức tăng của chỉ số Topix tổng thể, do kỳ vọng chi phí vay tăng sẽ giúp các tổ chức tài chính cải thiện tỷ suất lợi nhuận cho vay.

Tuy nhiên, những đồn đoán rằng BoJ có thể tăng lãi suất chậm hơn đã đè nặng lên tâm lý các ngân hàng gần đây, khi chỉ số Topic của các ngân hàng giảm 5,2% trong tháng này so với mức giảm 1,7% của Topix tổng thể. Trước đó, BoJ đã gây bất ngờ khi trì hoãn việc công bố kế hoạch giảm mua trái phiếu cho đến tháng Bảy tới.

Theo Giám đốc đầu tư đa tài sản của abrdn có trụ sở tại Edinburgh David Zhou, abrdn có xu hướng ưa thích cổ phiếu Trung Quốc và Ấn Độ hơn các công ty cùng ngành Nhật Bản trong vòng 3 đến 6 tháng tới.

abrdn dự đoán những động thái chính sách đúng đắn sẽ giúp hai thị trường mới nổi thu hút dòng vốn vào, Giám đốc Zhou chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Đối với Nhật Bản, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ cần thấy nhiều tiến bộ hơn trong việc cải cách quản trị doanh nghiệp trước khi quyết định tăng cường đầu tư./.

(TTXVN/Vietnam+)