Giá cà phê hôm nay 16/7: Đảo chiều giảm mạnh, thế giới thực sự lo ngại với biến chủng Delta

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 15/7. (Nguồn: Cadillaccoffee)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/7

Trong khi chỉ số USD bị tác động khá nặng nề của dữ liệu lạm phát Mỹ khiến Fed chưa thể thu hẹp các biện pháp kích thích khiến phần lớn các thị trường hàng hóa chuyển sang màu đỏ. Thị trường cà phê sau phiên đảo chiều tăng mạnh bất ngờ trên cả hai sàn giao dịch phái sinh trong ngày hôm trước, hôm qua đã ghi nhận đà giảm trở lại của cả hai mặt hàng arabica và robusta.

Tuy nhiên, giá cà phê arabica vẫn đang duy trì được "màu xanh" dù giá đã quay đầu giảm mạnh so với đà tăng mạnh của ngày hôm trước, bởi lý do được cho là có sự hỗ trợ của đồng Real mạnh lên và tin đồn một số vùng cà phê ở Minas Gerais, bang trồng cà phê arabica lớn nhất ở Brazil sẽ có sương giá cục bộ vào giữa tuần sau.

Trong khi đó, giá cà phê robusta vẫn giữ hiện tượng đảo giá và "màu đỏ" đã xuất hiện tại hai kỳ hạn gần nhất là tháng 9 và tháng 11 dù mức giảm không lớn, các kỳ hạn xa hơn vào năm 2022 giữ "màu xanh".

Ghi nhận của TG&VN tại giờ kết thúc phiên giao dịch liền trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9, đảo chiều giảm nhẹ 6 USD (0,34%), giao dịch tại 1.756 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 6 USD (0,34%), xuống 1.750 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York chỉ còn tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,45 Cent (0,29%), lên 157,05 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 0,45 Cent (0,28%), lên 159,9 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 15/7. Giá cà phê cập nhật hôm nay 16/7 sẽ có vào lúc 9g00. Tỉnh/huyện Giá thu mua LÂM ĐỒNG — Bảo Lộc ROBUSTA 35.400 (VNĐ/Kg) — Di Linh ROBUSTA 35.300 — Lâm Hà ROBUSTA 35.400 ĐẮK LẮK — Cư M'gar ROBUSTA 36.500 — Ea H'leo ROBUSTA 36.300 — Buôn Hồ ROBUSTA 36.300 GIA LAI — Pleiku ROBUSTA 36.200 — Ia Grai ROBUSTA 36.200 — Chư Prông ROBUSTA 36.100 ĐẮK NÔNG — Đắk R'lấp ROBUSTA 36.100 — Gia Nghĩa ROBUSTA 36.200 KON TUM — Đắk Hà ROBUSTA 36.100 HỒ CHÍ MINH — R1 37.700

Lý giải cho đà tăng nóng trong phiên hôm trước, các thương nhân cà phê ở São Paulo tại trung tâm thương mại cà phê của Brazil, cho rằng, cước vận tải biển quá cao khiến việc giao hàng từ các nước sản xuất lớn như Brazil, Việt Nam bị chậm lại đã góp phần đẩy giá trong ngắn hạn.

Trong khi đó, thông tin từ các nguồn cung không cho thấy thị khan hiếm quá lớn.

Tính đến nay, vụ mùa 2020-2021 của Brazil đã thu hái xong 1/3 sản lượng. Các nhà môi giới tin rằng họ đã bán xong một nửa. Cà phê Brazil vẫn có cung cấp nhiều hơn các nước khác do cước tàu biển rẻ hơn, lộ trình từ Brazil qua Mỹ, nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới cũng gần, lượng container rỗng về nước này cũng lớn vì hàng hai chiều giữa Trung Quốc và Brazil rất lớn. Chính vì vậy, con số bán ra có thể tin được.

Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), nhà sản xuất robusta lớn nhất châu Phi, đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 6 đạt mức cao nhất kể từ năm 1991 với tổng cộng 618.388 bao, tăng tới 47,04% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tích lũy xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 4.509.437 bao, tăng 718.348 bao, tức tăng 18,95% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.

Thế giới đang thực sự lo ngại đối với chủng Delta hiện đang hoành hành khắp các châu lục. Tại Việt Nam, một trong những nguồn cung cà phê hàng đầu thế giới - diễn biến khó lường của dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn. Giới hoạch định kinh tế thế giới cũng lo nền kinh tế lại chịu ảnh hưởng xấu nếu không khống chế được Covid-19 với các biến chủng nguy hiểm của chúng. Bởi vậy, hãy thận trọng với giá cà phê vì yếu tố dịch bệnh thường chi phối trường mạnh hơn chúng ta nghĩ và thường là theo hướng tiêu cực.