Đề xuất cho Vietnam Airlines gia hạn trả nợ khoản vay gần 4.000 tỷ đồng

Chiều 25-6, ốc hội đã nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020 của Quốc hội.

Gia hạn khoản vay cho Airlines là cần thiết

Theo tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn 2020-2022, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) đã triển khai và hoàn thành gói hỗ trợ về thanh khoản quy mô 12.000 tỷ đồng (trong đó vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng và Phát hành cổ phiếu tăng vốn 8.000 tỷ đồng). Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ tháng 7 đến tháng 12-2024, Vietnam Airlines phải trả khoản vay này.

Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh (dịch COVID-19) khó lường và tác động đến Vietnam Airlines nặng nề hơn so với các dự báo tại thời điểm xây dựng Nghị quyết Quốc hội. Thêm vào đó, các giải pháp tái cơ cấu của Vietnam Airlines đến nay chưa hoàn thành do gặp nhiều vướng mắc pháp lý.

Chính phủ đề xuất Quốc hội cho gia hạn trả nợ khoản vay gần 4.000 tỉ đồng cho Vietnam Airlines do tình hình tài chính của doanh nghiệp này gặp khó khăn…

“Vì vậy, Vietnam Airlines cần được các cấp thẩm quyền cho phép gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn để hỗ trợ Vietnam Airlines có thời gian triển khai tái cơ cấu thành công, giúp đơn vị này tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong năm 2024” – tờ trình Chính phủ nêu.

Chính phủ cho biết trong trường hợp Vietnam Airlines không được gia hạn khoản vay tái cấp vốn thì “Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán từ tháng 7-2024”, đồng thời gây ra hàng loạt hệ lụy khác.

Chính phủ cho hay qua tính toán thì Vietnam Airlines cần được gia hạn khoản vay tái cấp vốn thêm tối đa 3 năm (đến 31-12-2027). Chính phủ đề xuất thông qua việc cho phép ân hàng Nhà nước được tự động gia hạn thêm 3 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 5 năm; lãi suất 0%/năm; không tài sản bảo đảm.

Theo Chính phủ, giải pháp gia hạn khoản vay tái cấp vốn chỉ là một trong các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines nhưng đây là giải pháp có tính khả thi và phù hợp nhất với thời điểm hiện tại.

Không cải cách, chuyện âm vốn ở Vietnam Airlines còn tái diễn

Thảo luận tại tổ, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) ủng hộ những nội dung nêu trong tờ trình của Chính phủ nhưng cho rằng về lâu dài cần có tính toán cụ thể.

Ông cho rằng khi giao cho Vietnam Airlines choàng gánh một số công việc, nhiệm vụ có tính chất công, tính chất xã hội thì cũng cần quan tâm đến hiệu quả và không để ảnh hưởng đến hiệu quả đó, giúp Vietnam Airlines có thể cạnh tranh được với hãng hàng không khác. Mặt khác, cần chấn chỉnh nội bộ của Vietnam Airlines về các vấn đề như lãng phí, năng suất không cao…

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM)

“Với tư cách là một doanh nghiệp cổ phần thì Vietnam Airlines cũng phải rà soát lại hiệu quả của mình xem những khó khăn hay việc kinh doanh không hiệu quả là do COVID-19, thị trường ế giới biến động hay còn do nguyên nhân gì… để có phương án xử lý tốt nhất” – ông Nghĩa nhấn mạnh.

Còn Vũ Văn Kim (Nam Định) cho rằng giải pháp lâu dài Vietnam Airlines phải trở nên năng động hơn trong vấn đề quản trị doanh nghiệp, hoạt động tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn… “Nếu không vài năm nữa mình vẫn phải tính câu chuyện âm vốn, rồi lỗ kéo dài…”.

“Cái quan trọng là nội lực của Vietnam Airlines phải có những đột phá, thay đổi, cải tiến để giúp cho Chính phủ, Quốc hội trong vấn đề đưa ra các giải pháp. Còn bản thân nội lực đó không xoay sở được thì câu chuyện này vẫn cứ tiếp diễn…” – ĐB Kim nói.

ĐB Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ)

Cùng quan điểm, ĐB Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ), cho rằng việc gia hạn tái cấp vốn cho Vietnam Airlines chỉ là giải pháp tình thế. “Bản chất đây là khoản tín dụng NHNN cho các NH thương mại vay để hỗ trợ dòng tiền cho các NHTM, các NHTM cho Vietnam Airlines vay” – ông nhấn mạnh.

Ông dẫn báo cáo của Chính phủ và cho rằng đến nay lỗ của Vietnam Airlines rất lớn và “có thể nói cho phá sản được rồi”. Tuy nhiên, nếu phá sản sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó có cả những khoản Chính phủ bảo lãnh, khi đó nợ sẽ chuyển thành nợ của Chính phủ.

Do vậy, theo ĐB bản chất ở đây là Vietnam Airlines phải có lãi thì mới có tiền trả, như vậy mới giải quyết rốt ráo được vấn đề nếu không “việc gia hạn này cũng không mang lại hiệu quả gì cả”.

“Quan trọng nhất bây giờ là phải có phương án cơ cấu lại sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines làm sao có lãi. Các hãng hàng không quốc gia các nước có lãi nhiều rồi, của chúng ta vẫn lỗ, trong khi chúng ta đã có rất nhiều chính sách ủng hộ, từ các loại phí, thuế bảo vệ môi trường cũng đã giảm…” – ông nói và đề nghị Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn phải cơ cấu lại hoạt động của Vietnam Airlines cho hiệu quả.

NHÓM PHÓNG VIÊN