Lâm Đồng thu hút đầu tư hơn 125.000 tỷ đồng tại lễ công bố quy hoạch tỉnh

Sáng ngày 23/6, UBND tỉnh âm Đồng tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương, các tỉnh, thành và nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến dự.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trao quyết định quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ ần Lưu Quang đã trao quyết định quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2023.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước; xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, hữu cơ, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn; trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.

Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập - Chủ tịch Hội đồng chiến lược tập đoàn TH, phát biểu tại hội nghị.

Ông Karol Sieradzki - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sợi Đà Lạt (Tập đoàn Südwolle), phát biểu tại hội nghị.

Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics dựa trên nền tảng số, chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn; phát triển không gian đô thị hiệu quả, bền vững, hình thành các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, phát triển đô thị mới gắn với động lực, tiềm năng, thế mạnh từng vùng với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch.

Phát triển mạnh giáo dục, y tế và khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, theo hướng hiện đại; nâng cao vai trò văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các tập đoàn.

Ngay tại lễ công bố quy hoạch, UBND tỉnh Lâm Đồng đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 nhà đầu tư là các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Điển hình như: ập đoàn TH, Tập đoàn Trường Hải, Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Phương Trang, Tập đoàn Südwolle (Đức)… Với tổng vốn đầu tư được công bố là hơn 125.000 tỷ đồng.

Viên Hữu